Đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt

Hình ảnh nhà ga xe lửa Dalat. Đây là một nhà ga được xếp vào loại đẹp nhất Đông Nam Á . Nhà ga được thiết kế giống với hình dáng ngọn núi Lang Bian trên cao nguyên Lâm Viên, đồng thời mang cốt cách giống như các nhà ga ở miền Nam nước Pháp. Đây là kiệt tác của hai KTS Moncet và Reveron.

Ga xe lửa Đà Lạt

Nhà ga này được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938 thì hoàn thành. Đại úy Baudesson và đoàn tùy tùng lên cao nguyên Lâm Viên khảo sát địa hình cho tuyến đường sắt Phan Rang - Dalat những năm 1901-1902.

Đại úy Baudesson và đoàn tùy tùng lên cao nguyên Lâm Viên

Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer phê duyệt đường sắt lên Đà Lạt năm 1908. Toàn quyền Doumer đích thân chỉ đạo quy hoạch, thiết kế và thường xuyên đôn đốc xúc tiến công trình đường sắt Bắc - Nam. khảo sát địa hình cho tuyến đường sắt Phan Rang - Dalat những năm 1901-1902.

Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer

Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer

Năm 1908 tuyến đường sắt chính thức được khởi công xây dựng. Vì địa hình đồi núi phức tạp, lắm dốc cao, lại phải xây dựng thêm đường răng cưa ở giữa 2 đường trơn, nên việc xây dựng tuyến đường này cực kỳ khó khăn.

 Năm 1908 tuyến đường sắt chính thức được khởi công xây dựng 

Việc xây dựng tiến hành rất khó khăn

Việc xây dựng tiến hành rất khó khăn

Độ dốc của nhiều đoạn trong tuyến đường này rất lớn, lên tới 12 phần trăm.( độ dốc tuyến đường ở đèo Furka bên Thụy sĩ tối đa là 11,8 phần trăm ). Để vượt được độ dốc này, người Pháp đã cho nhập loại đầu máy HG 4/4 của Thụy Sĩ là loại tuy cổ nhưng lại có công suất lớn. (bên Thụy Sĩ, để vượt đèo Furka, người ta chỉ cần dùng loại đầu máy HG thôi).

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Tiến trình xây dựng tuyến đường sắt Dalat - Phan Rang 1893 -1913 Từ Tháp Chàm (Tourcham) đến Tân Kỳ, 41 Km, hoàn thành và sử dụng năm 1913. 1919 hoàn thành từ Tân Mỹ đến Sông Pha (Krongpha) 1928 hoàn thành từ Sông Pha đến Eo Gió (Bellevue) 1929 hoàn thành từ Eo Gió đến Đơn Dương (Dran) 1930 hoàn thành từ Đơn Dương đến Trạm Hành (Arbre Broye) 1933 hoàn thành từ Trạm Hành đến Đà Lạt Tổng cộng 84 Km từ Tháp Chàm (tourcham) đến Đà Lạt.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

43 cây số cuối cùng này nằm trên địa hình núi đồi dốc, Có 3 vị trí phải làm hệ thống đường rày có móc răng cưa và 5 vị trí phải làm đường hầm xuyên qua núi. Tổng cộng công trình xây dựng này mất 30 năm để hoàn hoàn thành 84 cây số đường xe lửa Phan Rang-Đà Lạt.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Đường sắt răng cưa để leo núi chỉ có ở Việt Nam và Thụy Sĩ. Khi tàu chạy đến gần đoạn răng cưa, lái tàu giảm tốc độ, khởi động giàn bánh răng ở đầu tàu, cho móc vào đường ray răng cưa (nằm giữa 2 thanh ray trơn) rồi khóa hệ thống bánh răng. Bánh răng của đầu máy bám chặt vào răng cưa đường ray để tàu leo dốc và xuống dốc.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Năm 1932 toàn tuyến đường sắt dài gần 100 km chính thức hoàn thành và được đưa vào sử dung. Đây là tuyến đường sắt răng cưa dài nhất và độc đáo nhất không chỉ của Việt Nam mà là của Thế giới.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Vua Bảo Đại và Toàn Quyền Pháp Rene Robin khánh thành tuyến xe lửa.

Vua Bảo Đại và Toàn Quyền Pháp Rene Robin khánh thành tuyến xe lửa.

Những chuyến tàu thời hoàng kim hối hả đi về giữa Dalat và Phan rang.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Tàu đang qua cầu Đ' Ran.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Tuyến ga xe lửa Tháp Chàm- Đà Lạt

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Hành khách trên chuyến xe lửa. Việc đi lại giữa Dalat cùng vùng cao nguyên với miền biển rất thuận tiện.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Rau quả từ Đà Lạt được đưa lên tàu chuyển về miền biển; ngược lại hải sản, vật liệu xây dựng ...được chuyển lên cao nguyên. Khi bộ đội miền Bắc tấn công vào, tuyến đường sắt thơ mộng và hữu ích này đã bị gián đoạn.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Sau 1975, đầu máy bị bỏ hoang phế, cỏ mọc cây leo.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Đầu kéo HG ¾ VHX 31-204 nhìn phía sau vào năm 1990 tại Đà Lạt

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Đầu máy HG ¾ tại ga Đà Lạt bị bỏ hoang năm 1990

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Sau khi tuyến đường sắt ngưng hoạt động, các đầu máy quý giá này (được chế tạo tại Thụy Sĩ) bị bỏ lăn lóc quanh khu vực ga Đà Lạt.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Sau 1975 Chính quyền Việt Nam bán cho Thụy Sĩ ( nơi trước kia chế tạo ra những đầu máy này ) với cái giá rẻ mạt.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Tất cả các đầu máy đều được cẩu gom góp lại và vận chuyển bằng các xe sàn thấp, các đầu kéo được tập trung tại Ga Tháp Chàm, chuyển lên xe hoả về, được bốc dở bằng xe tải tại trạm Sóng Thần đến Cảng Sài Gòn.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Qua khu vực Tháp Chàm. Băng vải căng trên phía đầu máy ấy, ghi rõ tên chiến dịch “Back To Switzerland”.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Ngay đến cả các khung sườn bị quân miền Bắc nổ mìn phá trước đây cũng bị thu hồi, họ dường như quyết tâm không để lại bất cứ dấu vết gì của đầu máy răng cưa tại Việt Nam

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Đầu máy được tháo dỡ cẩn thận, ngay từ khi mua về từ Việt Nam, các nhân viên của hãng đã không bỏ sót bất cứ chi tiết máy nào, họ lục tìm trong xưởng tại Đà Lạt từng chi tiết một. Các chi tiết được tái tạo lại, họ làm lại từng bản vẽ kỹ thuật của từng chi tiết một để đảm bảo đúng nguyên mẫu.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Các kỹ sư đường sắt đã nghỉ hưu nhưng tinh thần và thái độ làm việc cực kỳ nhanh nhẹn và cẩn trọng.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Những đầu máy đã được tập kết về Thụy Sĩ và được tu sửa lại rất hoành tráng!

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Và đầu máy đã dần dần hoàn thiện, DFB-9 Gletschhorn (VHX 31-204 cũ). Và đây, sản phẩm ra lò.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Người Thụy Sĩ tu sửa xong và cho hoạt động

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Các đầu máy từ Việt Nam chuẩn bị vượt đèo Furka ở Thụy sĩ.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Rồi rong ruổi trên đất Thụy Sĩ!

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Một hầm tàu cũ ở Việt Nam bị bỏ hoang.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Phá dỡ toàn bộ thành sắt vụn.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Cầu đường sắt ở thị trấn Dran bắc qua sông Đa Nhim, Việt Nam chỉ còn lại cái xác trơ trọi.

Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt

Nguồn: Lịch Sử Việt Nam Qua Ảnh

Web hosting by Somee.com